HALVING - Sự kiện đặc biệt của các mạng lưới khai thác tài sản kỹ thuật số, chỉ xảy ra với các mạng lưới khai thác, không xảy ra với các Token, cùng tìm hiểu về vai trò của sụ kiện này trong 5 phút.
HALVING Là gì?
Dành cho những người dùng mới tiếp cận khái niệm này lần đầu, Halving là thời điểm mà một mạng lưới khai thác thực hiện giảm sản lượng khai thác một nửa, qua đó giảm nguồn cung tài sản vào thị trường. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta hãy xem xét vài lợi ích của Halving và cách mà Halving diễn ra trên các mạng lưới.
Mới nhìn qua, sự kiện Halving đồng nghĩa với việc cắt giảm sản lượng khai thác, nó giống như một tin tức không vui với thợ khai thác, nhưng trên thực tế những người khai thác kỳ cựu nhận ra đây là cơ hội tốt mà họ chờ đón, khi tài sản họ khai thác sẽ hạn chế lạm phát, điều này thường dẫn đến việc gia tăng giá trị. (hãy xem ví dụ về mức giá Bitcoin ghi nhận tại thời điềm Halving của nó)
(sau mỗi lần Bitcoin Halving nó đều xác lập mức giá mới đáng kinh ngạc)
TẠI SAO LẠI CẦN HALVING
Halving là khái niệm được chú ý từ dự án Bitcoin, đây là phương pháp để mạng lưới này giảm sự lạm phát. Phương pháp này đến nay vẫn tỏ ra hiệu quả và ngày càng được xem như một đặc điểm của những mạng lưới có hoạt động khai thác. Halving giúp giảm lạm phát tạo ra sự khan hiếm độc đáo của tài sản, từ đó củng cố sự ổn định về giá trị của một loại tài sản số hình thành dựa trên khai thác.
TẠI SAO CÁC TOKEN KHÔNG TRẢI QUA HALVING?
Khác với các tài sản số phát hành qua khai thác như Bitcoin, Eth hay Dogecoin, những loại tài sản thứ cấp phát hành một lần thông qua Smart-Contract sẽ không cần trải qua quá trình Halving. Nó được phát hành toàn bộ một lần trên mạng lưới của một đồng coin với một số cố định gọi là "Tổng cung". Để ổn định giá trị các Token thường thông qua quy tắc Tokenomic được quy định rõ ngay khi phát hành, trong đó họ áp dụng các phương pháp như hạn chế giao dịch, mở khóa dần hoặc đốt dần trong quá trình sử dụng.
MỘT SỐ "LUẬT" HALVING
Có một số kiểu quy tắc Halving mà chúng ta có thể gặp trong các dự án coin đã xuất hiện trong thời gian qua.
• Halving theo chiều cao khối: Quy tắc đơn giản này dựa trên bộ đếm số khối, đến một mốc nhất định Halving sẽ xảy ra, tiêu biểu cho quy tắc này là Bitcoin, mạng lưới này sẽ xảy ra Halving sau mỗi 210.000 khối.
• Halving theo thời gian vận hành: Đây là quy tắc ấn định theo tuyến tính của thời gian, bộ đếm thời gian được ấn định thời điểm mạng lưới sẽ xảy ra Halving.
• Halving theo số lượng tài sản sinh ra: Quy tắc này giúp các đồng coin kiểm soát chính xác số lượng tài sản sinh ra và đặt các kế hoạch, chiến lược ổn định giá dựa trên chỉ số tổng tài sản được lưu hành.
Quy tắc HALVING của RUBI:
Khác với khái niệm tiền điện tử đã phổ biến dưới hình thức coin, Rubi lại được định nghĩa là một loại tài nguyên, một loại hàng hóa kỹ thuật số được sinh ra bởi hành vi của con người. Đây là một khái niệm mới mẻ và độc lập so với khái niệm Coin đã rất quen thuộc. Hàng hóa có tính chất của sự tiêu hao trong ứng dụng của chính nó, trong khi tiền (coin) lại không được thiết kế để tiêu hao.
Do tính chất là hàng hóa và được sinh ra bằng cách khai thác dựa trên hành vi của người dùng, nên số tài sản được đưa vào lưu thông phụ thuộc vào số thợ đào tham gia khai thác. Để hạn chế sự dư thừa nguồn cung, Rubi lựa chọn quy tắc giảm hiệu suất khi số thợ đào tăng lên. Trên thực tế, lý thuyết này tương tự như khai thác tài nguyên thiên nhiên, nếu nhiều thợ đào cùng khai thác hiệu suất cho mỗi cá nhân sẽ giảm xuống.
(Kế hoạch Halving của mạng Rubi dựa trên tăng trưởng người dùng)
LỊCH SỬ HAVING CỦA RUBI
Kể từ khi giới khởi chạy, Rubi đã trải qua 3 lần Halving (xem bảng sau)
RUBI Team
Bình luận (50)
AQSAHASSAN
Hi
0 Trả lời Chia sẻ 16:39 07/08/2023
0 trả lời
jitendra
Hi
0 Trả lời Chia sẻ 15:00 21/07/2023
0 trả lời
Moking06
How to get the free 1,500
0 Trả lời Chia sẻ 12:08 19/07/2023
0 trả lời
Moking06
Hi
0 Trả lời Chia sẻ 12:08 19/07/2023
0 trả lời
waqar1234
hi
0 Trả lời Chia sẻ 08:32 19/07/2023
0 trả lời