Trong nhân sinh thường nghe nói "Lùi một bước trời cao bể rộng" đây không phải là lời sáo rỗng dùng để an ủi những người bị thất thế, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm giữ trong lòng để được nhẹ nhõm bản thân. Mà nó là một loại cảnh giới, một loại trí huệ vượt xa cảnh giới của người bình thường.

Hãy cùng Rubi Story hiểu thêm về tầng cảnh giới này qua ba câu chuyện dưới đây!

Câu chuyện thứ nhất!
VÔ ĐỀ!

Một vị sư lên rừng hái củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm. Vị sư đến gần hỏi:Trên tay con cầm gì thế?

Thằng bé láu cá: Đố sư biết đó, nhưng nói sai sư phải mất cho con bó củi nhé?
Vị sư trả lời: Một con bướm đã chết đúng không?
Haha sai rồi, con bướm còn sống nhé sư! Nói rồi cậu tung con bướm bay lên trời.
Vị sư cười nói: Củi của con đây, cầm về đi!
Thằng bé hí hửng đem bó củi về khoe cha,
bố nó tái mặt bước đến nhéo tai thằng con: Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi sư ông ngay.
Thằng bé vừa đi vừa la: Nhưng con thắng mà!?!
Đến chùa 2 cha con chắp tay xin lỗi, vị sư chỉ nhẹ mỉm cười gật đầu.
Trên đường về cậu bé vẫn hậm hực.
Người cha nhẹ nhàng nói: Nếu sư nói con bướm còn sống con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu ngài đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó.
Thằng bé lặng lẽ cúi đầu.
-----------------------------------
Sự ngạo mạn và hiếu thắng luôn lấy đi bao lý trí của mỗi chúng ta. Đừng thấy ai lùi mà vội bảo họ thua.
Thiện lương khó hơn là thông minh. Bởi vì THÔNG MINH LÀ THIÊN PHÚ, CÒN THIỆN LƯƠNG LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN!

Câu chuyện thứ hai
NHƯỜNG BA THƯỚC

Vào triều đại nhà Thanh những năm vua Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ - một chức quan cao cấp thời bấy giờ tên là Trương Anh rất công minh và hiểu biết.
Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này. Nếu thắng được vụ này thì …
Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ:

“Thiên lý tu thư chích vi tường, nhượng tha tam xích hựu hà phương?
Vạn lý trường thành kim do tại, bất kiến đương niên Tần Thủy Hoàng.”

(Tạm dịch nghĩa: Từ ngàn dặm gửi thư về chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước có sao đâu? Vạn Lý Trường Thành còn ở đó mà Tần Thủy Hoàng nay đâu còn.)

Người nhà sau khi tiếp nhận lá thư, hiểu được ý mà ông muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.
-----------------------------------
Nếu cứ tranh giành sẽ chỉ nhận lại sự tranh giành! bản chất của sự tranh giành là vì sợ mất mát, nhưng nỗi sợ mất mát lại còn tệ hơn cả sự mất mát. Nỗi sợ thiệt thòi còn tệ hơn cả chính sự thiệt thòi.

Câu chuyện thứ ba
BỚT ĐI MỘT CHÚT

Một vị sư phụ lớn tuổi hỏi chúng đệ tử:
"Nếu các con muốn đun sôi một ấm nước, nhưng đang nhóm lửa thì phát hiện củi không đủ dùng, vậy các con sẽ làm gì?"

Có đệ tử đáp, nên nhanh chóng đi tìm củi, có người thì bảo đi mượn củi, cũng có người nói nên đi mua củi.

Vị sư phụ từ tốn hỏi lại.
"Tại sao các con không đổ bớt nước trong nồi đi?"

Chúng đệ tử nghe thế liền im lặng!

-----------------------------------
Mọi việc trên đời không thể lúc nào cũng suôn sẻ, có mất mới có được. Đôi lúc, thay vì nghĩ cách kiếm thêm, chi bằng buông bỏ bớt đi một chút để sống an nhiên. Cuộc sống chỉ cân bằng và đạt đến hạnh phúc nếu biết điều chỉnh để bản thân thấy đủ.

Bình luận (6)

Trandang1987

Hay và ý nghĩa

0 Trả lời 22:21 20/06/2022

Rubi

Thank!

0 Trả lời 22:12 12/06/2022

Zerodream

Hay quá. Mong Rubi có thêm những bài viết chất lượng như thế này.

1 Trả lời 18:57 07/06/2022

Misu

Nice

1 Trả lời 12:32 07/06/2022